Trang thông tin điện tử xã Diễn Hồng - Huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An

https://dienhong.dienchau.nghean.gov.vn


UBND xã Diễn Hồng ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Trên cơ sở Nghị Quyết số 09/NQ-TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 17/10/2022 về việc thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số huyện Diễn Châu đến năm 2025; UBND xã Diễn Hồng đã ban hành Kế hoạch số 3722/KH-UBND ngày 20/10/2022 về việc thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số xã Diễn Hồng đến năm 2025 và Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 17/3/2023 về thực hiện chuyển đổi số năm 2023
Kế hoạch đã đề ra 10 nhiệm vụ (nhận thức số, kênh truyền thông về chuyển đổi số quốc gia trên Zalo, hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, phát triẻn nhân lực chuyển đổi số, an tòan thông tin mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) để thực hiện 10 chỉ tiêu. Để triển khai thực hiện, Kế hoạch cũng đề ra 3 nhóm giải pháp và chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ liên quan theo lĩnh vực.
Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2023
1. Nhận thức số
1.1. Ngày Chuyển đổi số
a) Kết quả đạt được
- Công tác ban hành văn bản: UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 886/KH-UBND ngày 07/9/2023 về tổ chức các hoạt động ưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn xã Diễn Hồng.
- Kết quả triển khai:
+ Cổng Thông tin điện tử xã đã đăng tải các tin, bài tuyên truyền về nội dung của Kế hoạch.
+ Tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh xã để nhân dân biết và tham gia hưởng ứng các hoạt động.
+ Tổ chức treo băng rôn, nheo tuyên truyền.
+ Các cửa hàng điện tử, máy tính, siêu thị điện máy lớn trên địa bàn tổ chức truyền thông bằng băng rôn, nheo, áp phích, khẩu hiệu chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, xe tuyên truyền lưu động, truyền thông về các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ số do doanh nghiệp cung cấp phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Tồn tại, hạn chế:
Nhận thức về chuyển đổi số của nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân chưa bắt kịp yêu cầu của chuyển đổi số. Chỉ đạo chuyển đổi số chưa quyết liệt và thường xuyên. Chưa đặt nhiệm vụ chuyển đổi số ngang tầm trong lãnh đạo chỉ đạo.
1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số
- Huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội và người dân tại địa phương để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc chuyển đổi số thành công tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Sự quyết liệt, bài bản của cơ quan/bộ phận tham mưu về chuyển đổi số tại địa phương/đơn vị là chìa khóa thành công trong chuyển đổi số tại địa phương/đơn vị.
- Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc xây dựng xã hội số, hình thành công dân số góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn.
1.3. Kênh truyền thông chuyển đổi số
a) Kết quả đạt được:
- Ủy ban nhân xã đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, học tập, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp, người dân về tính cấp thiết và sự cần thiết của chuyển đổi số. Công tác truyền thông thúc đẩy quá trình chuyển đổi số luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện, triển khai đồng bộ đổi mới nội dung, hình thức, tần suất tuyên truyền, đa dạng các phương thức truyền thông, từ hệ thống truyền thanh cơ sở đến cổng thông tin điện tử và sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền.
- Triển khai nhiều mô hình điểm về tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện dịch vụ công, cài đặt, kích hoạt định danh điện tử; chợ 4.0, tổ chức tuyên truyền lưu động, xây dựng hệ thống pano, tờ rơi tuyên truyền tại trụ sở cơ quan và các tuyến đường… Tuyên truyền về mô hình, cách làm hay về chuyển đổi số về các nội dung: Mô hình chuyển đổi số cấp xã, triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, các tiện ích của cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và ứng dụng VNeID.
- Thành lập các tổ công nghệ số đồng tại các xóm, khối trên địa bàn xã, bước đầu đi vào hoạt động.
b) Tồn tại, hạn chế:
Tổ công nghệ số cộng đồng thành viên chính là xóm trưởng có độ tuổi tương đối cao nên hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số còn có những hạn chế nhất định. Công tác tuyên truyền về chuyển đổi số ở một số xóm, khối còn chưa được chú trọng.
2. Thể chế số.
2.1. Ban hành Nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch của cấp
chính quyền về chuyển đổi số

a) Kết quả đạt được:
- UBND xã đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện chuyển đổi số:
+ Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 10/02/2023 của UBND xã Diễn Hồng về Kế hoạch kiểm tra, khảo sát việc triển khai các phương thức sử dụng thông tin về cư trú phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trên địa bàn xã Diễn Hồng
+ Kế hoạch Số 142/KH-UBND ngày 14/02/2023 về triển khai, thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tư phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn xã Diễn Hồng năm 2023.
+ UBND xã Diễn Hồng ban hành Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 10/02/2023 về thành lập các Tổ công tác kiểm tra việc triển khai các phương thức sử dụng thông tin về cư trú phục vụ giải quyết TTHC, dịch vụ công trên địa bàn xã Diễn Hồng;
+ Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 06/3/2023 về việc thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện làm sạch dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu dân cư trên địa bàn xã Diễn Hồng
+ Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 29/2/2023 về việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn xã Diễn Hồng
+ Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 17/3/2023 thực hiện chuyển đổi số xã Diễn Hồng năm 2023.
+ Kế hoạch số 505/KH-UBND ngày 25/5/2023 Kế hoạch đo lường sự hài lòng của tổ chức, người dân khi thực hiện dịch vụcông trên địa bàn xã Diễn Hồng năm 2023.
+ Công văn số 759/UBND-VP ngày 02/8/2023 về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số 6 tháng cuối năm 2023.
+ Kế hoạch 889/KH-UBND ngày 07/9/2023: Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn xã Diễn Hồng
- Kế hoạch 175/KH-UBND ngày 19/9/2023 hành động nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Diễn Châu.
+ Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 02/10/2023: Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số xã Diễn Hồng
+ Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 09/10/2023 Quyết định về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số xã Diễn Hồng.
+ Công văn số 1067/UBND-VP ngày 19/10/2023 Công văn V/v đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trong công tác cải cách TTHC, giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với chuyển đổi số  trên địa bàn xã Diễn Hồng.
b) Tồn tại, hạn chế:
Chưa ban hành được cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn.
2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2023
a) Kết quả đạt được:
- Để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, UBND xã ban hành Quyết định 1002/QĐ-UBDN ngày 02/10/2023 về kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Diễn Hồng; Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 09/10/2023 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Diễn Hông.
- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn UBND xã thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số đúng theo quy định.
b) Tồn tại, hạn chế:
Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã hầu hết là cán bộ, công chức, viên chức xã kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nên việc đầu tư cho việc chỉ đạo hoạt động Chuyển đổi số trong lĩnh vực phụ trách còn chưa được quyết liệt và hiệu quả.
3. Hạ tầng số
a) Kết quả đạt được:
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) của cơ quan UBND xã đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, phù hợp với mục tiêu và quy hoạch đề ra, 100% cán bộ công chức được trang bị máy vi tính phục vụ cho công việc hàng ngày. Tại bộ phận một cửa của UBND xã được trang bị máy vi tính và máy scan để số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Hạ tầng mạng LAN và internet trong cơ quan được đầu tư đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối với các đơn vị trong và ngoài xã. Khai thác và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh vận hành phần mềm quản lý văn bản điều hành liên thông 4 cấp VNPT - IOffice.
- Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan: trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN; mạng Internet tốc độ cao; đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của xã, huyện, tỉnh.
- Hiện nay hệ thống thông tin cơ sở của xã đảm bảo hoạt động 100%; 01 đài truyền thanh xã đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
b) Tồn tại, hạn chế:
Cơ quan UBND xã đã đầu tư, mua sắm trang thiết bị làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được toàn diện; tốc độ đường truyền internet chưa đủ để đáp ứng cho công việc.
4. Dữ liệu số.
a) Kết quả đạt được:
- Dữ liệu phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống báo cáo của chính phủ, Hệ thống báo cáo của tỉnh thường xuyên được cập nhật đầy đủ, chính xác.
- Dữ liệu về cán bộ, công chức được cập nhật thường xuyên vào phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
b) Tồn tại, hạn chế:
 
Chưa xây dựng được kho dữ liệu dùng chung của xã để cập nhật các dữ liệu đặc thù của xã để triển khai nền tảng phân tích và xử lý dữ liệu.
5. Nền tảng số
a) Kết quả đạt được:
- UBND xã Diễn Hồng đã đưa vào sử dụng có hiệu quả nền tảng họp trực tuyến kết nối liên thông 4 cấp, TW-Tỉnh-Huyện-Xã giúp cho công tác triển khai các chỉ thị, nghị quyết, các cuộc hội nghị trực tuyến, từ xa được thông suốt, hiệu quả.
- Các nền tảng mạng xã hội (Zalo, Facebook, Twitter, Instagram ...) được người dân trên địa bàn tích cực sử dụng. Chính quyền xã lập nhóm Zalo công vụ để tuyên truyền, tiếp nhận thông tin và chỉ đạo nhanh một số công việc trên nhóm.
- Các nền tảng thương mại điện tử Lazada, Shopee, Sendo, Tiki ... được người dân trên địa bàn sử dụng thường xuyên góp phần thúc đẩy thương mại điện tử.
- Nền tảng dạy học trực tuyến, thi trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa cũng đã được ngành giáo dục, y tế triển khai nhất là thời gian dịch bệnh COVID-19.
b) Tồn tại, hạn chế:
Chưa triển khai nền tảng số chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn xã.
6. Nhân lực số
a) Kết quả đạt được:
- Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT thường xuyên được quan tâm, chú trọng, cử đội ngũ cán bộ, công chức tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng về CNTT do cấp trên tổ chức: 100% cán bộ, công chức được đào tạo tin học và các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn; tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng internet để xử lý công việc đạt 100%.
- Tham gia tập huấn dịch vụ công trực tuyến cho lãnh đạo và công chức Văn hoá - Xã hội, Công chức Văn phòng - Thống kê xã; tập huấn Trang Thông tin điện tử cho công chức Văn hoá - Xã hội các xã, thị trấn.
- Tỷ lệ cán bộ công chức có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp, đạt 100%.
- Thực hiện Kế hoạch 420/KH-UBND của UBND tỉnh về bồi dưỡng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2023, UBND xã đã chỉ đạo toàn bộ cán bộ, công chức tích cực tham gia trên nền tảng trực tuyến Onetouch của Bộ Thông tin và Truyền thông và đã được cấp giấy chứng nhận.
- Trong năm 2023, UBND xã đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng ở 09 xóm, khối trên địa bàn xã.
b) Tồn tại, hạn chế:
- Xã chưa có chuyên trách về CNTT.
- Trình độ, năng lực về CNTT và chuyển đổi số của cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế nên khó tiếp cận với các tiện ích, nền tảng số.
- Hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng ở một số xóm, khối chưa hiệu quả.
7. An toàn thông tin mạng 
a) Kết quả đạt được:
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan về những nguy hại đến từ không gian mạng; nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử dụng biện pháp kỹ thuật của người dùng cuối: Cài đặt phần mềm Bkav Endpoint do tỉnh cấp cho máy tính của Văn Thư và máy của Chủ tịch UBND xã; cài đặt phần mềm Bkav pro cho các máy tính trong cơ quan UBND xã. Chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với các Cổng/trang thông tin điện tử của xã.
- Hoàn thành việc lập hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin: Hệ thống Mạng nội bộ (LAN) của UBND xã.
- UBND huyện đã thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống thông tin: Hệ thống mạng nội bộ (LAN) Cấp độ 1 cho UBND xã.
- Công chức phụ trách công nghệ thông tin của xã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về ATTT của tỉnh, huyện tổ chức trong năm 2022 và 2023.
b) Tồn tại, hạn chế:
Nhận thức của một số cán bộ, công chức về công tác bảo đảm an toàn thông tin còn có nhiều hạn chế.
8. Chính phủ số
a) Kết quả đạt được:
- UBND xã đã chỉ đạo quyết liệt và sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý văn bản điều hành. Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành được đốn đốc thường xuyên. UBND xã đã quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận văn bản qua hệ thống quả lý văn bản điều hành VNPT-IOffice trong xử lý công việc. Trong năm 2023, có 1205/177.1331 bản đi được ký số trên phần mềm, đạt 90,5%. Có 11/24 tài khoản sử dụng thường xuyên (đạt 46%).
+ Hiện nay xã Diễn Châu có tổng 03 chứng thư số, trong đó 01 chứng thư số tổ chức,02 chứng thư số của cá nhân.
+ Tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình thông qua địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn. Tăng cường thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trên hệ thống tại (dịch vụ hành chính công - bộ phận một cửa của cấp xã). Tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; thanh toán điện tử, không sử dụng tiền mặt (VNPT Pay).
- Ủy ban nhân dân xã đã kịp thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phần mềm Dịch vụ công trực tuyến, Một cửa điện tử của tỉnh, đảm bảo 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện trên Hệ thống phần mềm, kết quả như sau:
+ Số hồ sơ đã tiếp nhận trên Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh: 1.320 hồ sơ. Trong đó: Số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 552; số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến: 768; hồ sơ tồn đầu kỳ: 0, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyết đạt 58,2%. Số hồ sơ đã giải quyết: 1.318; đang giải quyết: 02 hồ sơ. Số hồ sơ đã giải quyết đúng hạn và trước hạn: 1.318 hồ sơ.
+ Số hồ sơ có số hoá thành phần hồ sơ: 842; Số hồ sơ số hoá đầy đủ thành phần hồ sơ: 596; Số hồ sơ số hoá kết quả: 189.
- Tình hình triển khai hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh: Hiện nay UBND xã đã triển khai thực hiện 01 loại báo cáo trên hệ thống báo cáo của tỉnh và 01 báo cáo trên hệ thống báo cáo Chính phủ đảm bảo theo yêu cầu của UBND tỉnh.
b) Tồn tại, hạn chế:
Kết quả triển khai thực hiện về triển khai dịch vụ công trực tuyến; tỷ lệ người dùng thường xuyên phần mềm quản lý văn bản điều hành của xã chưa đạt yêu cầu; tỷ lệ số hóa hồ sơ kết quả còn thấp.
9. Kinh tế số
- Người dân, đặc biệt là giới trẻ đã thành thạo việc mua bán trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo … mạng lưới giao hàng trên địa bàn huyện phát triển mạnh. Hầu hết các doanh nghiệp trên lĩnh vực bưu chính đã có mở các chi nhánh tại xã Diễn Hồng. Ngoài Vnpost và Viettel Post còn có Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Shopee Express … góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
- Về thanh toán không dùng tiền mặt:
+ Cơ quan UBND xã đã thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản.
+ 100% các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt qua Internet Mobile Banking.
- Hoàn thành việc chuẩn hóa dữ liệu trong phần mềm Quản lý tài sản công; Thực hiện có hiệu quả việc rà soát, chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu về thuế và cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho MST và triển khai ứng dụng nộp thuế điện tử trên thiết bị  di động eTax moblie: Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; trong đó, đặt ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025 “có 80% dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động”, ngành thuế đã triển khai ứng dụng Thuế điện tử trên thiết bị di động (eTax Mobile) cung cấp dịch vụ dành cho người nộp thuế (NNT) là cá nhân trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời thực hiện rà soát chuẩn dữ liệu về mã số thuế cá nhân (MST CN) chuẩn bị cho việc chuyển đổi sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/HQ14 để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế và cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho MST theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg (Đề án 06).
- Không chỉ tham gia sàn TMĐT hay sử dụng website của mình để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhiều đơn vị, DN, chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã ứng dụng lợi thế các trang mạng xã hội (facebook, tiktok, zalo…) để quảng bá, tương tác, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là giải pháp, góp phần từng bước đưa số hóa vào cuộc sống của người dân một cách thiết thực và hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy phát triển các hình thức giao thương đa dạng.
- Phát triển các hình thức kinh doanh thanh toán điện tử cho các hộ gia đình bằng quét mã QR; tuyên truyền khuyến khích người dân mở tài khoản ngân hàng và tăng cường giao dịch bằng thường mai điện tử.
- Thành lập tiêu đề trên Trang thông tin điện tử xã để quảng bá và giới thiệu các sản phẩm Ocop của các địa phương.
b) Tồn tại, hạn chế:
Người dân trên địa bàn sử dụng tài khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiếm đa số. Trong lúc đó, phần mềm Agribank Internet Mobile Banking thường xuyên báo lỗi nhất là các giờ cao điểm hoặc với các giao dịch nhỏ lẻ dưới 50.000 đồng. Do đó gây phiền hà cho người dân khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là đối với việc nộp phí và lệ phí trên cổng dịch vụ công.
10. Xã hội số
a) Kết quả đạt được:
- Ứng dụng công nghệ thông tin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: Điều hành quản lý, cải cách hành chính, khai thác thông tin, tuyên truyền…thông qua các kênh thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn của huyện. Trên địa bàn huyện Diễn Châu với các điểm truy cập internet công cộng cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng khai thác dịch vụ của nhân dân. Đến nay xã đã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tới tất cả các thôn, xóm như qua các mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone, … đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân tại địa phương;
- Việc ứng dụng CNTT trong nhân dân ngày càng tăng nhanh. Một số dịch vụ giá trị gia tăng như giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường, tham khảo để lựa chọn cơ sở đào tạo cho con em vào mùa thi. Người dân thay đổi thói quen, dần dần tiếp cận xã hội số, như giao dịch với ngân hàng, sổ khám bệnh online, nộp thuế điện tử, giao dịch qua dịch vụ công, các dịch vụ mua sắm, thanh toán điện tử ngày càng phát triển...
- Trên địa bàn sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến; ứng dụng các nền tảng Công nghệ số trong quản lý, giảng dạy và học tập hình thành các mô hình giáo dục thông minh: Sử dụng các phần mềm để quản lý dạy học như: Phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm Phổ cập GD-XMC…Sử dụng các phần mềm để tổ chức dạy học trực tuyến như: qua hệ thống LMS, Zom, Microsoffice team… Sử dụng học bạ điện tử, số liên lạc, sổ điểm điện tử…
- Các cơ quan đơn vị trên địa bàn xã cũng đẩy mạnh việc triển khai các ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận về CNTT và tiếp cận về các dịch vụ y tế, giáo dục thông minh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn đã từng bước thay đổi, nâng cao nhận thức. Mô hình điểm bưu điện văn hóa xã đa dịch vụ được đẩy mạnh; 100% các điểm bưu điện được trang bị hệ thống máy tính có kết nối internet, máy quét (scan); Nhân viên điểm phục vụ được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ sử dụng hệ thống giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã bước đầu chuyển dần sang công nghệ mới ứng dụng CNTT-VT thay cho công nghệ truyền thống (FM, có dây), đáp ứng tốt hơn cho việc quản lý, vận hành, phục vụ nhân dân. Hiện nay hệ thống thông tin cơ sở của xã đảm bảo hoạt động 100%; có 01 đài truyền thanh xã đáp ứng nhu cầu  phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; có Trang thông tin điện tử đảm bảo theo quy định; có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành, đã ứng dụng thường xuyên hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh, 100% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy vi tính và cấp tài khoản ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; có hệ thống Hội nghị trực tuyến hoạt động tốt.
b) Tồn tại, hạn chế:
Thói quen thanh toán dùng tiền mặt vẫn đang chiếm số đông, nhất là đối với người trung và cao tuổi. Người dân ở một số địa bàn xã chưa tiếp cận được với các tiện ích của chuyển đổi số nhất là việc hình thành công dân số.
Tải văn bản tại đây:
/uploads/news/2024_08/ke_hoach_chuyen_doi__20240207020240207035911036_signed.pdf

Tác giả bài viết: Trần Mỹ Linh

Nguồn tin: dienhong.dienchau.nghean.gov.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây